Vườn Nhật

Vườn Nhật mang đậm ảnh hưởng của Thiền. Ở trong vườn, cây, cỏ, lá, hoa, đá, nước và cá đều được coi trọng, thiếu một thứ có lẽ sẽ không còn là vườn Nhật.

Ở vườn Nhật cũng có những yếu tố mang đậm nét đặc trưng, đó là trà thất, thạch đăng lung, thủy bồn, cá cảnh… Đặc biệt ở vườn Nhật yếu tố thời gian luôn là vấn đề tiên quyết, thời gian ở đây như được ngưng đọng và rêu phong phủ kín những lối về.

Vườn đá (枯山水 Karesansui), kiểu vườn Nhật Bản mà người ta dùng đá, sỏi, cát sắp xếp lại tạo thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên, thường được người phương Tây thường gọi kiểu vườn này là vườn Thiền.

Loại sân vườn Karesansui đã xuất hiện từ thời Muromachi (1392-1568). Loại sân vườn này không sử dụng đến ao hay suối nước. Nó là biểu tượng của phong cảnh thiên nhiên như đồi, núi, biển, sông, hồ qua việc sử dụng và bố trí đá, sỏi, cát trắng, rong rêu và các loại cây được gọt tỉa.

Trong thiết kế sân vườn Karesansui, việc sắp đặt đá là quan trọng. Do vậy, phải đặt đá đúng chỗ để cho được góc nhìn đẹp nhất. Nếu một viên đá có phần đỉnh trông xấu, bạn đừng đặt nó ngay giữa vườn, hãy đặt nó vào một bên sân vườn.Nên chú ý sắp đặt đá theo chiều ngang hơn là chiều đứng. Nếu các viên đá được sắp đặt càng ra xa, hãy bố trí cho chúng chạy nối tiếp nhau. Nếu các viên đá dựa vào nhau, bạn nên sắp đặt cho chúng hỗ trợ nhau.

Sân vườn

Một hồ cá koi đẹp trong sân vườn sẽ là nơi tiếp khách lý tưởng thay thế cho căn phòng nhà bạn, thậm chí hồ koi sẽ còn đóng vai trò tốt hơn và đa năng hơn khi nó là biểu tượng của phong cách của tính nghệ thuật và tình yêu thiên nhiên động vật.

Việc thưởng thức hồ koi ngay chính tại sân vườn nhà bạn không chỉ thu hút các vị khách đến nhà bạn mà còn là một hình thức để bạn thư giãn tại gia khi thưởng thức khung cảnh thanh tịnh của cá với nước.

ĐÈN ĐÁ

Loại vườn zen Nhật Bản đã có mặt từ hàng trăm năm nay và được tạo ra với mục đích đem lại một cảm giác thư giãn và yên bình với những phong cảnh mộc mạc ngay trong sân vườn nhà bạn. Những loại vườn zen này kết hợp các yếu tố vô cùng giản dị và tự nhiên, bao gồm: nước, đá, cát, và cây cỏ để tạo nên một khung sắc tự nhiên thu nhỏ mà bạn có thể thưởng thức hằng ngày. Khi xây dựng vườn zen, người Nhật thường xuyên chú ý đến ba yếu tố sau: tỉ lệ kích thước nhỏ, ý nghĩa, và những hình ảnh mà chúng muốn phỏng theo.

Một loại hình mà chúng ta thường thấy trong các khu vườn zen chính là loại vườn đá, được cấu thành từ cát, sỏi và đá trong một khu vực nhỏ. Sỏi và cát trắng được cào theo một hình hoa văn phong phú, có thể mang hình gợn sóng hoặc kẻ theo hình ô vuông; chúng được dùng để tượng trưng cho dòng nước biển hoặc sông hồ rộng lớn và êm dịu. Trong khi đó những hòn đá lớn hơn, thường được phủ rêu xanh, được dùng để tạo nên hình ảnh của những ngọn núi được ngắm từ phía xa. Người Nhật tin rằng nếu số hòn đá trong vườn là số lẻ thì ắt sẽ mang lại may mắn cho chủ nhà.

Một điều thú vị của loại vườn đá này là chúng không cần một không gian ngoài trời quá lớn. Các loại kiến trúc Nhật Bản hiện đại và cao cấp ngày nay cho phép người Nhật xây dựng các vườn đá nhỏ ngay bên trong căn nhà, tại khu vực phòng khách với lớp kiếng bao phủ và dưới một chiếc giếng trời, làm cho khu vực xung quanh vườn đá cũng trở nên rạng rỡ hơn

Tiếp đến, một yếu tố không thể thiếu trong các vườn zen đó là vườn rêu. Người Nhật ưa chuộng loại cây này vì rêu rất dễ sống và có thể tồn tại trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn. Một ưu điểm nữa của rêu đó chính là chúng có màu xanh tự nhiên quanh năm, tạo nên một cảm giác xanh tươi trong khu vườn zen bất kể mùa nào trong năm. Chúng cũng là một loài thực vật không gây hại đến đến loài cây khác nên rất dễ trồng các loại cây khác xung quanh rêu.

Loại vườn rêu này thường bao phủ lấy khắp các diện tích mặt đất của khu vườn zen, trừ khu vực vườn đá. Việc trồng rêu xung quanh các khu vực ao hồ cũng giúp phần nào đó che đi những đường nét thiết kế sắc bén của kiến trúc hiện đại, tạo nên một cảnh quang khá hoang sơ và tự nhiên. Một trong những thiết kế vườn rêu thịnh hành chính là kết hợp những ô đá vuông xen kẽ với lớp rêu, tạo hình bàn cờ vua xanh xám trông vô cùng hài hòa và bắt mắt.

Những điều đáng chú ý khi xây dựng một vườn rêu đó chính là đất, độ ẩm và độ sáng. Loại đất phù hợp cho việc trồng rêu phải có độ pH từ 5,0 – 5,5. Khu vực trồng rêu nên tránh ánh nắng trực tiếp vì có thể làm cho rêu trở nên quá khô và bị biến màu. Việc duy trì độ ẩm của rêu cũng rất quan trọng, quyết định sự phát triển và tồn tại của chúng, quá nhiều độ ẩm sẽ làm rêu sinh sôi nhanh hơn và quá ít sẽ làm chúng trông yếu ớt hơn và có thể bị biến màu như đã nói ở trên.

Hồ cá Koi (cá chép Nhật Bản) là một điểm khá thú vị trong vườn zen. Hồ cá biểu tượng cho sồng, hồ và biển, mang lại một sức sống cho không gian xung quanh với những đường gợn sóng li ti của cá koi.  Kích thước của hồ thay đổi tùy vào độ lớn của vườn zen, các loại hồ cá thông thường có độ lớn khoảng 2 mét vuông và thậm chí có hồ to đến hơn 10 mét vuông nếu điều kiện cho phép.

Đáy hồ thường được phủ một lớp đá sỏi dày làm nền nhằm che đi những đường ống dẫn, ống bơm, thoát và lọc nước. Để giữ cho hồ được sạch sẽ, người chủ có thể cho thêm vào các loại cá chùi kiếng và ốc sên để giúp làm sạch các cặn và chất bẩn trong hồ do cá chép gây ra.

Ở các hồ nay, người Nhật thường xây dựng thêm một số cây cầu nhằm tiện cho việc qua lại hai bên hồ. Các loại cầu này có thể là những chiếc cầu mang thiết kế đậm phong cách kiến trúc Nhật Bản hoặc đơn thuần là những phiến đá to và đơn giản, bắc ngang qua hai bờ hồ.

Một số vật dụng trang trí khác thường thấy trong các vườn zen Nhật Bản.

Shishi-odoshi: là một loại đài nước kiểu Nhật được làm từ đá và ống tre. Ống tre này được thiết kế để có phần đầu khá nhẹ và có thể chứa nhiều nước, và phần đáy nặng để giữ cho đầu ống tre luôn hướng lên trên. Loại đài phun nước này thường được gắn với một nguồn nước nhỏ, và nước sẽ chảy vào phần đầu ống tre cho đến khi trở nên nặng hơn và nghiêng đầu ống tre xuống để xả bớt nước. Sau khi đã xả nước, ống tre sẽ quay về vị trí cũ và phần đáy sẽ va chạm với phiến đá phía dưới tạo nên một tiếng động nhẹ và khá êm tai. Mục đích chính của loại đài này chính là nhằm xua đi các loại chim và các loại động vật có hại khác vào vườn với tiếng động nhỏ nhưng bất ngờ.

Cuối cùng đó là loại đèn lồng đá mang đậm phong cách Nhật Bản truyền thống. Chúng thường được đặt ở những vị trí quan trọng như gần cửa hoặc gần hồ để chiếu sáng đường đi cho những ai tham quan khu vườn. Ngày nay, các loại đèn này được thiết kế để sử dụng với bóng đèn điện, nhưng vẫn giữ nguyên thiết kế cổ trang vốn có của mình.

 

Các phân loại cá Koi

Cá chép koi là loại cá không chỉ được nước Nhật yêu thích mà hiện nay đã bắt đầu lên ngôi VUA tại Việt Nam. Cá chép koi nhật có nhiều loại và tên gọi khác nhau, mà để có thể nắm bắt và nhớ hết được tên chúng là 1 điều khó khăn với những ai mới bắt đầu chơi cá Koi. Sau đây xin giới thiệu đến các bạn tên gọi 1 số loại cá KOI chính.

Đầu tiên xin nói đến loại cá Koi phổ biến nhất nhưng đầy sức quyến rủ mọi tầng lớp người chơi. Và chúng cũng là loại đa dạng về chủng loại nhất trong các loại cá Koi

1. Kohaku
Cá Cảnh

 

2. Taisho Sanke (Sanke)

Taisho Sanke hay còn gọi là Sanke. Chúng được lai tạo phát triển từ con KOHAKU (trắng đỏ). Trên cở thể chúng tương đối phát triển Sumi (màu đen) pha lẫn màu đỏ của kohaku. Chúng được lai tạo ra trong thời đại Taisho Nhật Bản nên được gọi là “Taisho Sanshoku.” Những đốm màu Hi (màu đỏ) và Sumi (màu đen). Tiêu chuẩn để đánh giá những chú Sanke đẹp thì đòi hỏi Shiroji (màu trắng) phải sạch và trắng rực rỡ như tuyết.

Cá Cảnh

 

3. Showa Sanshoku (Showa)

Showa được phát triển dựa trên nền tảng từ Kohaku, tuy nhiên trên cơ thể chúng sẽ có phần sumi ( màu đen ) chiếm phần lớn, và đặc biệt phần màu đen này sẽ lan rộng trên phần đầu con cá trong khi sanke thì không có màu đen trên đầu ( Đây cũng chính là điểm khác biệt để nhận biết sanke và showa). Khi quan sát con cá trực tiếp ta sẽ thấy sumi con cá showa khác hẵn hoàn toàn so với sanke.
Ta thường nhầm lẫn giữa Showa và Sanke vì chúng đều có cả ba màu đỏ Hi, đen Sumi và trắng Shiroji. Nhưng điểm khác nhau chủ yếu giữa 2 họ cá này là cá Koi Showa là cá koi có da nền đen, trắng và đỏ là những vệt màu trên nền đen đó, Sanke là cá koi có da nền trắng, đen và đỏ là những vệt màu trên nền trắng đó.

Điểm 1: Một con cá koi Showa phải có Motoguro, bông đen trên khớp vây ngực và thân. Nó cũng có thể có Sumi trên những vây khác. Một con Sanke cũng có thể có Teijima (Sumi đen chỉa là những tia) nhưng với Sanke là chuyện không bắt buộc. Cũng có những con Showa có Teijima và Teijima này thậm chí mờ nhạt. Để có thể có một bộ vây ngực hoàn hảo, Sumi trên đó phải chiếm 30% diện tích vây.
Cá Cảnh
Vây cá koi Showa có Motoguro chiếm 30%
Điểm 2: Showa có Sumi trên đầu còn Sanke thì không. Vết Sumi ngoằn ngoèo trên đầu này được gọi là Hachiware hoặc Menware.
Cá Cảnh

Đầu cá koi Showa có Sumi

Điểm 3: Bệt màu Sumi bố trí trên Showa cũng khác, nó to rộng và nằm dưới cơ quan đường bên, khiến nó trở thành màu nền của con cá trong khi ở cá koi Sanke nó nhỏ hơn nhiều và chỉ rải rác phía trên cơ quan đường bên.
Cá Cảnh
Sumi của cá koi Showa to và rộng
Cá Cảnh

 

4. Utsuri

Utsuri với nền màu chủ đạo là đỏ, vàng, trắng và trên cơ thể chúng có đốm màu đen lan rộng lên đến đầu

Cá Cảnh
Cá Cảnh

 

5. Bekko

Bekko giống như Utsuri chỉ khác ở điểm những đốm đen trên thân nhỏ hơn so với Utsuri và hoa văn khác hẵn, Utsuuri đẹp và giá trị hơn nhiều

Cá Cảnh

 

6. Asagi

Asagi với nền vãy lưới màu xanh trên lưng, màu xanh xám ( tối ) hoặc xanh sáng ( nhẹ )
Hai đường biên bên hông của asagi sẽ là màu đỏ (đôi khi có con màu vàng nhạt hoặc kem). Màu đỏ này cũng có thể xuất hiện trên tất cả các vây, bìa mang, và miệng.
Những chú asagi đẹp thì mãng lưới trên lưng chúng phải đều và đẹp ( nhứng con lưới không dày, bị đứt đoạn là kém chất lượng)

Cá Cảnh

 

7. Shusui

Shusui giống với Asagi nhưng da trơn (doitsu). 1 chú cá shusui đẹp thì màu đỏ sẽ kéo dài 2 bên hông từ bụng cho đến đuôi, và vãy xếp trên lưng cần đầy đủ kéo dài và thẳng hàng.

Cá Cảnh

 

8. Tancho

Tancho đơn giản là có đốm tròn đỏ trên đầu, 1 chú tancho lý tưởng thì đốm màu đỏ cần đậm màu, tròn đều và nằm giữa 2 con mắt.
Tancho có giá trị cao vì chúng chính là biểu tượng lá cờ nước Nhật, nơi cội nguồn sinh ra chúng.

Cá Cảnh

 

9. Goromo

Goromo có hoa văn như kohaku, với thân nền màu trắng, kết hợp với những đốm lưới như tổ ong màu đỏ. Goromo về cơ bản là sự lai chéo giữa Kohaku và Asagi.
Tiêu chí đánh giá Goromo đẹp là màu da nền phải trắng tuyết hoặc trắng sữa (tuyệt đối không được trắng dạng pha vàng nhạt)
Những đốm đỏ tô điểm trên thân chúng phải dày đậm và đồng đều (tránh trường hợp chỗ đậm màu chỗ nhạt màu)
Gomoro nếu có đầu sạch sẽ và không tỳ vết thì càng được ưa chuộng

Cá Cảnh
Cá Cảnh

 

10. Kin/ Ginrin

Kin/ Ginrin là phân loại lại chỉ dành riêng cho giống Sanke của Nishikigoi.

Cá Cảnh
11. Ghosiki

Ghosiki có một màu nền trắng với mắt lưới màu đen và màu xanh, phủ lên bởi đốm màu đỏ như kohaku. Một số tài liệu cho rằng Ghosiki được phát triển từ sanke và asagi. Với ghosiki nếu nước lạnh sẽ làm màu nó trông tối hơn. Tiêu chí đánh giá quan trọng của 1 Goshiki là có đầu sạch, màu trắng và đỏ trên đầu không vướng sumi (màu đen)

12. Hikarimuji

Hikarimuji đôi khi được gọi là ‘Hikarimono’. có vãy kim loại đơn sắc 1 màu trên cơ thể

Cá Cảnh

 

13. Hikarimoyo

Hikarimoyo có vãy kim loại sáng bóng, sau đây là các loại vãy kim loại phổ biến

Cá Cảnh

 

14. Hikariutsuri

Hikari utsuri là loại koi kim loại đầu tiên được phát triển từ giống Showa, ba ví dụ chính được hiển thị dưới đây.

Cá Cảnh

 

15. Kawarimono

Kawarimono là một phân loại rất lớn cho tất cả các giống phi kim loại khác không được đề cập ở trên. Những con trong số những giống này là rất phổ biến với những người đam mê trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ví dụ về các loại

Cá Cảnh

 

16.Doitsu koi

Doitsu là dạng da trơn, có hàng vãy rồng trên lưng, 1 số con sẽ có cả 2 hàng vãy rồng chạy dọc 2 bên hông

Cá Cảnh

 

17. Yamato Nishiki

Yamato Nishiki chính là phiên bản của Metallic Sanke. Bằng cách lai tạo thường xuyên Sanke với Platinum Ogon.

Cá Cảnh
18. Kanoko koi
Cá CảnhCá Cảnh
Jumbo là những chú cá vượt đàn hay còn gọi là cá cội trong một đàn cá bột khi bắt đầu mới dưỡng chúng lớn rất nhanh vì ăn thịt đồng loại kèm với thức ăn khi đàn cá được 2 tháng tuổi đa phần đàn koi dược 5cm
thì những con jumbo đã đạt size từ 15-20cm cá biệt có con tới 25cm . Mà trong đàn cá tỷ lệ cá jumbo trong một đàn cá chỉ khoảng 0,5 % đối với cá koi và 0,1% với cá tra mà những con jumbo đa phần là cá cái mà màu sắc rất xấu vì lớn quá nhanh nên để kiếm được một con jumbo đẹp là cũng khó vì khi các bạn dưỡng 100 nghìn con cá thì jumbo được 500 con, mà cá koi các bạn biết rồi đó 500 con cá nhỏ thì tỷ lệ đẹp chỉ khoảng 5-10 con vì vậy jumbo càng hiếm cá đẹp mà trên thực tế chỉ có các beerder mới biết con nào là jumbo còn các deerder và kichikoi ko thể biết dược,chứ ko phải mọi người hay nhầm tưởng con nào lớn là jumbo mà jumbo là nó phải rất rất lớn so với những con cùng bầy, nên mua dc một con jumbo thật sự là chỉ nhờ vào sự lựa chọn của nhà sản xuất giống và sự tử tế của họ mà thôi vì đôi khi cứ con nào to hơn bầy một chút là họ gọi là jumbo bán cho đc giá …