TRÒNG THỦY CANH HÚT ĐẠM THỪA HỒ KOI

Bạn có thể trồng cây cỏ để hút Nitrate thừa cho hồ koi rất tốt. Bạn nên rửa sạch đất, đặt cây vào các hốc đá nơi thác nước chảy ngang hoặc dọc bờ hồ, dùng đá định vị cây vững chắc . Một số cây cỏ trồng thủy canh như sau: Thạch xương bồ, Thanh tâm, Trúc thiên, cây hoa Chiều tím, Bach thủy cúc (mã đề nước)…

chúc bạn xử lý tốt hồ koi!

MK

 

CÁCH LY CÁ MỚI

 

Cá mua về luôn tiềm ẩn khả năng nhiễm bệnh, vì vậy trước khi cho vào hồ của bạn, cá cần được cách ly kỷ.

 

– Cho cá mới vào tank đủ lớn chứa cá, nếu có tank 1 đến 2 khối càng tốt. Đánh muối 3kg/ khối nước và 5g egbagin/khoi (thuốc vàng Nhật)

 

– Nếu tank có lọc thì càng tốt, không cho cá ăn, khoảng ngày thứ 5 nên thay một phần mười nước, châm nước mới, chừng hai tuần là ok, nên sũi oxy đầy đủ vì tank nhỏ mất oxy cá chết

 

– Nếu có thể thì từ ngày thứ 10 bạn cói thể mỗi ngày thay một ít và bù bằng nươc hồ chính để cá quen nước

 

Cái hẹn 2 tháng và cái hẹn 2 năm

Nuôi koi không quá khó. Tuy nhiên, bạn phải kiểm tra các chỉ số về nươc định kỳ như PH, NH3… tối thiểu 10 ngày /1 lần mà có sự điều chỉnh cho thích hợp

  1. Cái hẹn 2 tháng:  khi bắt đầu xây hồ và thả cá, bạn phải theo dõi phản ứng cá trong 2 tháng đầu thật kỷ. Nhớ châm vi sinh vì giai đoan này vi sinh chưa lên đủ, cho cá ăn ít để tránh cá bệnh. Nếu thấy cá khỏe, ăn nhiều cũng đừng vội cho cá ăn nhiều vì hồ mới, các chỉ số nước chưa thật sự tốt. Qua 2 tháng mà cá vẫn khỏe mạnh, bạn có thể tăng lượng thức ăn
  2. Cái hẹn 2 năm:  Giai đoạn sau hai năm là giai đoạn phát bệnh của những ai quá tự tin về hồ cá mình mà lại lười vệ sinh lắng lọc. Giai đoạn này, phân cá đủ tích tụ nhiều trong lọc, nếu bạn không vệ sinh lọc định kỳ 6 tháng kha năng phân tích tụ làm cho cá dễ phat bệnh. Nếu giai đoạn này mua cá về, bạn không cách ly mà thả vào hồ là nguy cơ bùng phat bệnh rất cao: những bệnh thường gặp sẽ là lở loét, khuẩn ăn thịt, cá chết bất ngờ..

Kết luận:

  1. Hồ mới xây khoan vội cho cá ăn nhiều, chăm vi sinh đầy đủ
  2. Hồ nuôi lâu năm nên vệ sinh lọc (ngăn Jmat) 6 tháng /1 lần, lần 2 nên trước mùa lạnh để vi sinh kip hoàn thiện, hồ lâu năm dễ phát bệnh nếu cá mới vào không cách ly kỷ sẽ là nguy cơ cao

CHÚ Ý KHI ĐÁNH CLORAMIN T

 

CÔNG DỤNG: TRỊ NẤM MANG VÀ KHỬ TRÙNG

CƠ CHẾ: THAY ĐỔI CƠ CHẾ THẨM THẤU CỦA TẾ BÀO LÀM CHẾT VI KHUẨN, NẤM

KHI ĐÁNH CLORAMINT TRỊ NẤM MANG, BẠN CẦN CHÚ Ý:

– NẾU ĐÁNH BẰNG THUỐC CỦA BAYER SẢN XUẤT TẠI VN THÌ 7.5G/ KHỐI AN TOÀN
– CHÚ ý ĐÁNH BẰNG THUỐC NHẬP NHẬT CHỈ NÊN ĐÁNH 6G/ KHỐI VÀ CHIA RA LÀM 2 LẦN CÁCH NHAU 3 TIẾNG ĐỂ TRÁNH CÁ SHOCK THUỐC.

KHI CÁ CÓ DẤU HIỆU NỔI LỜ ĐỜ VÌ SHOCK THUỐC KHÔNG NÊN XẢ TRÀN BẰNG NƯỚC MÁY VÌ CÁ ĐANG YẾU, CLO TRONG NƯỚC SẼ GIẾT SẠCH CÁ. NÊN XẢ TRÀN BẰNG NƯỚC CHỨA BỒN ĐÃ KHỬ CLO ĐỂ GIÚP CÁ KHỎE.

QUAN SÁT PHẢN ỨNG KOI ĐOÁN BỆNH

KOI LẠNG LÁCH
Lạng lách thường thấy ở koi, và như thế bạn có thể quan sát để biết bệnh cá.
– Sau khi ăn cá lạng lách: nếu sau đó cá trở lại bình thường thì do thức ăn có những hạt li ti xen vào mang cá làm cá phản ứng, đồng thời lúc cá ăn cũng thường thải ra nên tăng NH3 làm cá lạng lách. Triêu chứng này nếu trở lại bình thường sau 1 giờ sau khi ăn thí cá không vấn đề
– Trời mưa: sau cơn mưa cá thường lạng lách do vì bụi bẩn trong không khí, cây cỏ, các loại gỗ mục quanh hồ làm cá phản ứng, chúng ta nên thay nước 15 đến 20 % sau mưa
– Nếu chỉ một con lạng lách thì không quá lo, nhưng nhiều thành viên thì phải test nước NH3, KH, PH… nếu các chỉ tiêu đạt mức cho phép thì có thể yên tâm
– Cá lạng lách nhiều cũng là do nguyên nhân của Ký sinh trùng, bạn phải nhớ lần mình thả cá vào hồ mới nhất khi nào. Nếu cách từ 2, 3 tuần thì khả năng nhiễm ký sinh trùng là có thể. Hãy kiểm tra cá thật kỷ vì trùng mõ neo, rận cá có thể nhìn bằng mắt thường, nếu phát hiện sẽ dùng các biện pháp đánh thuốc diệt ký sinh trùng
–  KOI NHẢY

–  Cá nhảy cũng do các nguyên nhân dị ứng nước bẩn, ký sinh trùng, nếu gặp trường hợp trên, bạn cũng nên áp dụng các phần đã nêu trên. Trường hợp nhảy do cá mới mua về thả vào hồ là do chúng lạ nước mới, vì vậy các bạn cần che lưới khi hòa đàn cá mới để tránh chúng ra ngoài đất nằm chơi hay làm bữa ăn cho mèo
– Các chỉ số NH3, hay PH cao chúng ta có thể thay nước để giám NH3 và PH. Nếu bạn đọc bất kỳ nitrite sau khi thử nghiệm, bạn có thể thêm muối vào 0,05 % Điều này sẽ bảo vệ cá từ nitrit , cho đến thời điểm vi khuẩn lọc loại bỏ nó. Có thể trồng các cây thủy sinh để ổn định bộ lọc và giảm NH3 rất hiệu quả

HẾT

CHẤT LƯỢNG NƯỚC

 

  • CHẤT LƯỢNG NƯỚC

    Chất lượng nước là một trong những nhân tố thiết yếu ảnh hưởng đến lan truyền bệnh.
    Nhiều hành vi bất thường của Koi có thể cho thấy chất lượng nước kém. Để khẳng định cá của bạn đã gặp trục trặc, điều đầu tiên cần theo dõi là

  • PH
    NưỚc sạch được tạo bởi hàng triệu phân tử H2O. Những phân tử này luôn chuyển động. Đôi khi, ion H+ bị tách từ các phân tử nước tạo ra (H+) và (OH-). PH là sự đo lường các ion hydro tự do. PH trên 7, môi trường KIỀM, PH dưới 7 môi trường nước axit.
    Cá có thể sống trong môi trường PH khá rộng nhưng lý tưởng nhất từ 7.2 đến 7.8. PH là một thông số chất lượng nước quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng nước và nhiễm độc trong hồ.
    Để giảm PH, bạn có thể làm mềm nước bằng cách cho nước chạy qua thác. Để tăng PH, cho vỏ hàu, hoặc đá vôi
    ———————————
    NH3
    75% tổng lượng NH3 trong hồ xuất phát từ hô hấp của cá. Quá trình chuyển hóa (NH4-) ion có trong hồ lên NH3 như sau:
    – nếu PH nước hồ là axit các phân tử NH4 giữ nguyên và không độc hại
    – nếu PH hồ Kiềm, các phân tử NH4- phóng ra một hydro và trở thành NH3.
    NH3 thì độc hại cho Koi. Sự độc hại đó tùy thuộc vào độ Kiềm của nước.
    Nuốn giảm độc hại của NH3 thì giảm tải lượng cá trong hồ, giảm cho ăn, tăng lọc

    Nhiệt độ
    Nhiệt độ nước có một mối quan hệ ngược với nồng độ oxy trong nước. Nhiệt độ càng cao thì độ bão hòa oxy càng thấp. “Độ bão hòa” là nồng độ tối đa của oxy có thể hòa tan trong nước tại một nhiệt độ nước cụ thể. Nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cá Koi. Giống cá Koi , máu lạnh, chức năng hoạt động của cơ thể sẽ chậm lại khi nhiệt độ nước giảm. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lưu thông máu của cá. Nếu cần giảm nhiệt độ nước, bạn có thể tạo nhiều bóng râm hơn cho hồ cá, lắp hệ thống phun sương, tránh mở thác nước vào ban ngày, chỉ mở vào ban đêm. Để tăng nhiệt độ thì bạn có thể lắp các dụng cụ làm ấm, không mở thác nước vào buổi tối và hạn chế bóng râm.
    Oxy
    Oxy rất cần thiết cho hoạt động thường ngày của cá Koi, cũng như cho các loại vi khuẩn có lợi khi chúng phân hủy chất thải của cá trong quá trình nitrat hóa. Các nhân tố ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong nước là nhiệt độ, lượng cá, lượng chất hữu cơ, thuốc. Toàn bộ các yếu tố này đều tác động ngược đến nồng độ oxy. Nồng độ oxy thấp nhất cho phép là 5 ppm. Để tăng hàm lượng oxy, có thể lắp ống sục khí, tăng lưu lượng nước qua lọc, giảm lượng chất hữu cơ (loại bỏ bất cứ chất hữu cơ nào nằm đáy hồ). Tuyệt đối không trồng các loại rong tảo, chúng sẽ tiêu thụ oxy về đêm.

    Carbon Dioxide
    Sản phẩm quá trình hô hấp của cá là phân tử của bicarbonate (HCO3-). Khi phân tử này hút ion hidro (H+), nó sẽ trở thành axit carbonic ( H2CO3) và làm cho độ PH giảm xuống. Sục khí làm cho carbon dioxit (CO2), một phần của phân tử bị tách ra phân tán vào không khí, và ion hidro (OH-) được giữ lại. Điều này tạo nên môi trường kiềm tổng cho nước. Để giảm lượng carbon dioxit, có thể tăng sục khí sủi tăm. Còn để tăng lượng carbon dioxit, thì bạn có thể giảm sục khí.

    CLO

    Nước mới thường chứa nhiều clo vì thế bạn cần có bể chứa sục khí để giải phóng chúng. Nhiễm độc clo làm cá chết rất nhanh. Thay nước trực tiếp từ vòi là nguy cơ cá shock clo.

    TÓM LAI

    • CHẤT LƯỢNG NƯỚC RẤT QUAN TRỌNG CHO HỒ KOI (CHƠI NƯỚC TRƯỚC, CHƠI CÁ SAU)
    • PH TỐT CHO KOI TỪ 6.5 ĐẾN 7.7, NGOÀI MỨC NÀY NGƯỜI CHƠI KOI NÊN TĂNG HOẶC GIẢM PH
    • GIỮ NHIỆT ĐỘ TỐT CHO HỒ, TỪ 20 ĐỘ C ĐẾN 29 ĐỘC LÀ NHIỆT ĐỘ CHO CÁ ĂN, DƯỚI HOẶC TRÊN NÊN NGƯNG CHO ĂN VÌ NHIỆT ĐỘ NÀY TRAO ĐỔI CHẤT CÁ KÉM…
    • DÙNG ĐỦ SŨI ĐỂ ĐẢM BẢO LƯỢNG OXY CHO HỒ CŨNG LÀ CÁCH ĐẨY CO2 RA KHỎI NƯỚC TRÁNH AXIT HÓA MÔI TRƯỜNG
    • ĐẢM BẢO KHỬ CLO TRƯỚC KHI CHO NƯỚC VÀO HỒ
    • NHỮNG NGÀY MƯA NHIỀU NÊN NGƯNG CHO CÁ ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO NGUỒN NƯỚC TỐT TRÁNH CÁ BỆNH VÌ MƯA NHIỀU BỤI BẶM, AXIT VÀO HỒ,… GÂY BẤT ỔN CHO CÁ, NẾU CÓ NHỮNG CHẾ PHẨM SÁT KHUẨN NHẸ THÌ NÊN PHÒNG NGỪA