- CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Chất lượng nước là một trong những nhân tố thiết yếu ảnh hưởng đến lan truyền bệnh.
Nhiều hành vi bất thường của Koi có thể cho thấy chất lượng nước kém. Để khẳng định cá của bạn đã gặp trục trặc, điều đầu tiên cần theo dõi là -
PH
NưỚc sạch được tạo bởi hàng triệu phân tử H2O. Những phân tử này luôn chuyển động. Đôi khi, ion H+ bị tách từ các phân tử nước tạo ra (H+) và (OH-). PH là sự đo lường các ion hydro tự do. PH trên 7, môi trường KIỀM, PH dưới 7 môi trường nước axit.
Cá có thể sống trong môi trường PH khá rộng nhưng lý tưởng nhất từ 7.2 đến 7.8. PH là một thông số chất lượng nước quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng nước và nhiễm độc trong hồ.
Để giảm PH, bạn có thể làm mềm nước bằng cách cho nước chạy qua thác. Để tăng PH, cho vỏ hàu, hoặc đá vôi
———————————
NH3
75% tổng lượng NH3 trong hồ xuất phát từ hô hấp của cá. Quá trình chuyển hóa (NH4-) ion có trong hồ lên NH3 như sau:
– nếu PH nước hồ là axit các phân tử NH4 giữ nguyên và không độc hại
– nếu PH hồ Kiềm, các phân tử NH4- phóng ra một hydro và trở thành NH3.
NH3 thì độc hại cho Koi. Sự độc hại đó tùy thuộc vào độ Kiềm của nước.
Nuốn giảm độc hại của NH3 thì giảm tải lượng cá trong hồ, giảm cho ăn, tăng lọcNhiệt độ
Nhiệt độ nước có một mối quan hệ ngược với nồng độ oxy trong nước. Nhiệt độ càng cao thì độ bão hòa oxy càng thấp. “Độ bão hòa” là nồng độ tối đa của oxy có thể hòa tan trong nước tại một nhiệt độ nước cụ thể. Nhiệt độ nước cũng ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cá Koi. Giống cá Koi , máu lạnh, chức năng hoạt động của cơ thể sẽ chậm lại khi nhiệt độ nước giảm. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lưu thông máu của cá. Nếu cần giảm nhiệt độ nước, bạn có thể tạo nhiều bóng râm hơn cho hồ cá, lắp hệ thống phun sương, tránh mở thác nước vào ban ngày, chỉ mở vào ban đêm. Để tăng nhiệt độ thì bạn có thể lắp các dụng cụ làm ấm, không mở thác nước vào buổi tối và hạn chế bóng râm.
Oxy
Oxy rất cần thiết cho hoạt động thường ngày của cá Koi, cũng như cho các loại vi khuẩn có lợi khi chúng phân hủy chất thải của cá trong quá trình nitrat hóa. Các nhân tố ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong nước là nhiệt độ, lượng cá, lượng chất hữu cơ, thuốc. Toàn bộ các yếu tố này đều tác động ngược đến nồng độ oxy. Nồng độ oxy thấp nhất cho phép là 5 ppm. Để tăng hàm lượng oxy, có thể lắp ống sục khí, tăng lưu lượng nước qua lọc, giảm lượng chất hữu cơ (loại bỏ bất cứ chất hữu cơ nào nằm đáy hồ). Tuyệt đối không trồng các loại rong tảo, chúng sẽ tiêu thụ oxy về đêm.Carbon Dioxide
Sản phẩm quá trình hô hấp của cá là phân tử của bicarbonate (HCO3-). Khi phân tử này hút ion hidro (H+), nó sẽ trở thành axit carbonic ( H2CO3) và làm cho độ PH giảm xuống. Sục khí làm cho carbon dioxit (CO2), một phần của phân tử bị tách ra phân tán vào không khí, và ion hidro (OH-) được giữ lại. Điều này tạo nên môi trường kiềm tổng cho nước. Để giảm lượng carbon dioxit, có thể tăng sục khí sủi tăm. Còn để tăng lượng carbon dioxit, thì bạn có thể giảm sục khí.CLO
Nước mới thường chứa nhiều clo vì thế bạn cần có bể chứa sục khí để giải phóng chúng. Nhiễm độc clo làm cá chết rất nhanh. Thay nước trực tiếp từ vòi là nguy cơ cá shock clo.
TÓM LAI
- CHẤT LƯỢNG NƯỚC RẤT QUAN TRỌNG CHO HỒ KOI (CHƠI NƯỚC TRƯỚC, CHƠI CÁ SAU)
- PH TỐT CHO KOI TỪ 6.5 ĐẾN 7.7, NGOÀI MỨC NÀY NGƯỜI CHƠI KOI NÊN TĂNG HOẶC GIẢM PH
- GIỮ NHIỆT ĐỘ TỐT CHO HỒ, TỪ 20 ĐỘ C ĐẾN 29 ĐỘC LÀ NHIỆT ĐỘ CHO CÁ ĂN, DƯỚI HOẶC TRÊN NÊN NGƯNG CHO ĂN VÌ NHIỆT ĐỘ NÀY TRAO ĐỔI CHẤT CÁ KÉM…
- DÙNG ĐỦ SŨI ĐỂ ĐẢM BẢO LƯỢNG OXY CHO HỒ CŨNG LÀ CÁCH ĐẨY CO2 RA KHỎI NƯỚC TRÁNH AXIT HÓA MÔI TRƯỜNG
- ĐẢM BẢO KHỬ CLO TRƯỚC KHI CHO NƯỚC VÀO HỒ
- NHỮNG NGÀY MƯA NHIỀU NÊN NGƯNG CHO CÁ ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO NGUỒN NƯỚC TỐT TRÁNH CÁ BỆNH VÌ MƯA NHIỀU BỤI BẶM, AXIT VÀO HỒ,… GÂY BẤT ỔN CHO CÁ, NẾU CÓ NHỮNG CHẾ PHẨM SÁT KHUẨN NHẸ THÌ NÊN PHÒNG NGỪA